Quần thể di tích Miếu Kênh Đào - Chùa Kim Liên xã Tiên Thanh huyệnTiên Lãng là điểm tham quan tâm linh không thể thiếu khi du khách thăm quan, trải nghiệm du lịch tại Tiên Lãng quê hương tôi cho di tích thập phương
Đến với Thôn văn hóa Kim Đới du khách sẽ được chiêm bái, tham quan, tìm hiểu về lịch sử quần thể di tích Miếu Kênh Đào – Chùa Kim Liên trên địa bàn xã Tiên Thanh huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng cũng như người dân nơi đây thân thiện, thật thà chát phát.
Theo thần tích thần sắc thôn Kim Đới xã Tiên Thanh, Quần thể di tích Miếu Kênh Đào – Chùa Kim Liên được xây dựng cách đây gần nghìn năm lịch sử, vào thời vua Trần Anh Tông. Tháng 4/ 1273, qua các triều đại như vua Lê Lợi, Đồng Khánh, Minh Mạng, Tự Đức, Duy Tân, Thành Thái, Khải Định đã phong cho 5 vị Thành Hoàng làng Kim Đới 21 sắc phong vì có công cứu vua giúp nước.
Cả 5 vị đều được vua Trần Anh Tông sắc phong thượng đẳng thần linh và linh ứng Đại vương, được thờ bằng Long Ngai " sắc chỉ cho phép làng Kim Đới lập miếu thờ dài lâu cùng đất nước", " vậy cho phép hãy tuân theo sắc này". Nhất vâng lệnh khai sinh ngày hóa. Từ đó cho đến nay Quần thẻ di tích Miếu Kênh Đào – Chùa làng Kim Đới con dân, cháu làng cùng với khách thập phương thờ phụng trong các dịp: Lễ tết, tuần rằm đều trở về ngôi miếu linh thiêng thắp hương cầu khấn. Đây là một điểm tâm linh được nhân dân sùng bái, tín ngưỡng, con dân cháu làng dù làm ăn xa cũng về Miếu để cầu xin một năm gặp nhiều may nắm, an lành. Ngôi Miếu thờ ông Đệ Tứ Thiên Quan Kênh Đào Đại Vương. Với khuôn viên rộng với tổng diện tích là 650 m2, không gian yên tĩnh, mát mẻ nơi đây không chỉ là nơi tâm linh mà còn được bà con nhân dân tranh thủ giải lao khi làm đồng dưới trời oi bức.
Trong kháng chiến chống pháp Miếu Kênh đào là căn cứ cách mạng quan trọng và chủ lực của cán bộ tỉnh Kiến An xưa. Nơi đây cất dấu và là điểm họp bàn của các cán bộ việt minh hoạt động bí mật. Người dân nơi đây tích cực tình nguyện tham gia cùng với cán bộ Việt Minh bí mật đào hầm, vận chuyển vũ khí đạn dược, là căn cứ che dấu Việt Minh.
Ngôi Miếu nằm trên gò đất cao, có 2 cây lim xòe tán rộng đến nay gần ba trăm năm tuổi . Năm 2001 ngôi Miếu đã được nhân dân tư sửa trên nguyên bản của miếu cũ. Có Duy nhất một gian thờ phụng. Tại miếu có bát hương cổ, và pho tượng gỗ Đặc biệt nữa cạnh Miếu Kênh Đào có 2 cây di sản cây Lim xanh ( cây muồng dàng dàng) đã được công nhận là cây di sản cấp Quốc gia năm 2016 do Hội Sinh Vật Cảnh Trung ương cấp. Dưới nền Miếu còn có một căn hầm kháng chiến bí mật, căn hầm là nơi để hoạt động, chiến đấu của dân quân du kích, cán bộ Việt Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Đến nay do lâu ngày căn hầm đã bị vùi lấp.

02

Năm 2019 Ban quản lý Miếu và một số các cụ trong làng đi sưu tầm và đã tìm tại lại được bản gốc ( chữ Hán) thần tích, thần sắc tại Viện thông tin khoa học xã hội rồi dịch ra tiếng Việt tên gọi là ( Ngọc Phả Lục) do Bảo tàng thành phố Hải Phòng dịch: Niên hiệu Hoàng triều Vĩnh Hựu thứ 4 măm 1738. do ông trưởng hàn lâm Viện Đông các Đại học sĩ thần Nguyễn Bảo Phụng soạn bản chính: Trong đó có ghi rõ 5 vị Thành Hoàng: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ, Đệ Ngũ. Tổng có 21 sắc phong nhưng đã tìm được 19 sắc phong:
Miếu Kênh Đào - Chùa Kim Liên được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố Quyết định số 3644/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc xếp hạng di tích lịch sử Miếu Kênh Đào - Chùa Kim Liên thôn Kim Đới xã Tiên Thanh. Đây không chỉ là điểm tâm linh của nhân dân thôn Kim Đới mà còn là điểm tâm linh của nhân dân trong toàn xã, huyện, nhân dân các huyện lân cận. Nơi đây luôn được các cấp chính quyền, nhân dân gìn giữ, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa tâm linh truyền thống tốt đẹp. Mang đến cho du khách một trải nghiệm về văn hóa tâm linh lý thú bổ ích khi đặt chân tới mảnh đất thôn Kim Đới – Tiên Thanh quê tôi.
